Đăng Khánh

  • Tiểu-sử
    • Đăng Khánh và Âm Nhạc
  • Nhạc Đăng Khánh
    • Nghe Nhạc Đăng Khánh
    • Video Nhạc Đăng Khánh
    • Các Bản Nhạc Đăng Khánh
    • Lời Nhạc Đăng Khánh
    • New Albums Released
    • Mua Nhạc Đăng Khánh
  • Karaoke
  • VOVN Concerts – Video
    • Tiếng Nhạc Tâm-Tình VOVN Radio Concert 1992
    • Dù Nghìn Năm Qua Đi VOVN Radio Concert 2000
    • VOVN Radio 10th Anniversary Concert
    • Như Cánh Vạc Bay VOVN Radio Concert 2008
    • Đăng Khánh – Từ Công Phụng Concert at San Jose
    • Tình Ca Muôn Thuở VOVN Radio Concert 2010
    • Love Concert at Rose Center, Westminster, CA
    • Tình Ca Muôn Thuở VOVN Radio Concert 2012
    • Sàigòn Buồn Cho Riêng Ai – Tình Ca Đăng Khánh Concert at Santa Ana, 2013
  • VOVN Radio
    • Âm-Thanh & Ngôn-Từ
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2002
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2003
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2004
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2005
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2006
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2007
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2008
    • Văn-Học Nghệ-Thuật Truyền-Thanh
    • Truyện Ngắn Chọn Lọc
    • Theo Chân Nghệ-Sĩ
    • Tác-Giả & Giai-Thoại
    • Nhạc Chọn Lọc
    • Đố Nhạc
    • Có Những Niềm Riêng
    • Đọc Sách
    • Nhạc Chủ-Đề
    • Thao-Thức Với Quê-Hương
    • Tiếng Chuông Tỉnh Thức
    • Chuyện Kể Lúc Hoàng-Hôn
    • Đọc Truyện Hay
  • Bài viết về âm nhạc Đăng Khánh
  • 70 Năm Tình-Ca – Hoài Nam
  • Sinh-Hoạt Văn-Học Nghệ-Thuật
    • Autumn Concert-Hoàng Công Luận & Friends
    • Đêm Nhạc Tình Ca Từ Công Phụng (Houston, TX)
    • 35 năm Báo Người Việt
    • Hội-hoạ Du Tử Lê
  • Sinh Hoạt Văn Nghệ
  • Hình Ảnh
    • Văn-Nghệ Thân-Hữu
    • Sinh-Hoạt Nhạc Thính-Phòng
    • Sinh-Hoạt Văn-Học Nghệ-Thuật
    • Sinh-Hoạt Suối Nhạc
  • Liên-Lạc

12/16 Tranh Du Tử Lê Bán Tại Houston

Posted by dangkhanhmusics on February 8, 2013
Posted in: Bài Viết Bốn Phương.

(Houston, TX, ngày 9-10-2012) Cuộc triển lãm tranh Du Tử Lê do The Mozart Institute of Music (Truờng Suối Nhạc) được khai mạc trong tiếng thụ-cầm (Harp) của nữ nhạc sĩ Terece Weber và tiếng dương cầm của nhạc truởng Paul English lúc 6 giờ 30 tối Chủ Nhật ngày 7 tháng 10 vừa qua, tại thành phố Houston, Texas.

Mở đầu chương trình, với tư cách người đứng đầu trường Suối Nhạc, nhạc si Đăng Khánh cho biết, năm 1992, Suối Nhạc đa hân hạnh giới thiệu lần đầu tiên thi phẩm Thơ Tình / Love Poem của thi sĩ Du Tử Lê với độc giả Houston. “Và, hôm nay, đúng 20 năm sau, Suối Nhạc lại được hân hạnh giới thiệu lần đầu tiên những họa phẩm của thi sĩ Du Tử Lê sáng tác trong vòng mấy năm qua…”

Sau khi giới thiệu danh tánh của khoảng gần 100 tân khách chọn lọc, (nhiều người đến từ những nơi rất xa), nhạc sĩ Đăng Khánh, tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng, như ca khúc “Lệ Buồn Nhớ Mi” cũng giải thích vắn tắt về thuật ngữ “nghe tranh” của ông, trong chủ đề: “Đọc thơ, sống nhạc, nghe tranh Du Tử Lê“ ?

 

Ông nói, ngay từ hậu bán thế kỷ thứ 19, nhạc sử thế giới đã ghi nhận rằng, nhạc sĩ – soạn nhạc gia Alexander Scriabin người Nga nổi tiếng thế giới khi ông cho biết, ông nhận ra nhiều vị khác nhau từ mặn ngọt tới chua cay khi ngửi hương thơm của một bông hoa hồng. Cũng như ông nghe được nhiều thanh âm khác nhau, dấy lên từ một bức tranh, khi ông nhìn mầu sắc lại nghe ra âm thanh thánh thót. Sau này y học định ra đó là chứng “synesthesia”, chính nhờ thiên khiếu đặc biệt này ông đã mở ra một cõi nhạc riêng gọi là “atonality”.

Tác giả “Lệ Buồn Nhớ Mi” kết luận:

“Do đó, khi tôi dùng thuật ngữ ‘nghe tranh Du Tử Lê’ thì xin quý vị nhớ cho rằng, tôi không phải là nguời đầu tiên dùng thuật ngữ này…”

Tiếp lời nhạc sĩ Đăng Khánh, nhà thơ Du Tử Lê cho biết, ông sẽ không bao giờ tự nhận ông là một họa sĩ mà ông chỉ là người nỗ lực chuyển thể thi ca của ông qua một kênh nghệ thuật khác. Đó là hội họa.

“Tuy nhiên, nỗ lực nào lúc khởi đầu cũng cần tới sự khuyến khích hỗ trợ của đám đông. Và khởi sự đó, thường đuợc bắt đầu từ bằng hữu. Do đó, quý vị và các bạn chính là những người đầu tiên khuyến khích và hỗ trợ tôi trong nỗ lực này…”

Trước khi kết luận, họ Lê xin lỗi hai nguời bạn thân thiết của ông và cũng là của tất cả các tân khách, để đuợc bày tỏ lòng “tri ngộ” của ông với hai nguời bạn đặc biệt ấy. Đó là nhạc si Đăng Khánh và Phương Hoa, người bạn đời của người nhạc sĩ đa tài này.

Từ một góc độ khác, cựu chủ biên đài VOA, ông Lê Văn mượn lời cố nhà văn Mai Thảo, trong những lần tâm tình riêng với ông, tác giả “Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền” từng nhắc nhở ông rằng:

“Đọc kỹ, từng chữ thơ tình của Du Tử Lê, bạn sẽ thấy hắn là một phù thủy ngôn ngữ đấy… ”

Từ nhận xét của bạn văn Mai Thảo, sau nhiều dẫn chứng, cựu chủ biên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ kết luận:

“Vì thế, tôi không chút ngạc nhiên khi cảm đuợc cả một thế giới lãng mạn và sâu sắc trong tranh Du Tử Lê…”

 

Sau khi mời các tân khách thưởng thức 2 ca khúc “Lệ Buồn Nhớ Mi” và “K. Khúc Của Lê” của Nhạc sĩ Đăng Khánh phổ từ thơ Du Tử Lê, được song tấu bởi tiếng thụ cầm của nữ nhạc sĩ Terece Weber và tiếng dương cầm của nhạc trưởng Paul English nhà thơ Tô Thùy Yên, một trong 7 vì sao bắc đẩu của nửa thế kỷ thi ca Việt Nam (theo nhà văn Mai Thảo), khi được mời phát biểu, ông cho biết, có lẽ vì tâm hồn nhà thơ Du Tử Lê chứa chất quá nhiều bức xúc mà thi ca không giúp ông giải tỏa được hết những dồn nén ấy, nên ông đã tìm tới hội họa như một bổ khuyết cần thiết và hữu ích.

Hoạ sĩ Phạm Thông, tác giả của bức tượng Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng Saigon, bức tượng duy nhất không bị chế độ CSVN giựt sập cho thấy ông không đồng ý trước sự khiêm tốn của nhà thơ Du Tử Lê, khi họ Lê nhấn mạnh ông chỉ là một người vẽ tài tử. Mà theo ông thì Du Tử Lê là một họa sĩ đích thực của chỉ danh này và, nhất là:

“…Tôi không thấy một ảnh hưởng nào của các hoạ sĩ đi trước, trong tranh Du Tử Lê. Chưa kể tranh ông rất có hồn. Một cảm nhận khó diễn tả. Nhưng lại rất cần thiết cho một tác phẩm nghệ thuật. Chính cái ‘hồn’ đó, mới làm nên giá trị đích thực một tác phẩm…”

Chủ tịch sáng lập hội Văn Hóa Khoa Học Houston, ông Nguyễn Ngọc Bảo, đi xa hơn, sau khi nêu những dẫn chứng đầy tính thuyết phục từ thi ca tới hội họa của Du Tử Lê, ông kết luận:

“Tuy nhà thơ Du Tử Lê cho biết tranh của ông thường nghiêng về trường phái ấn tượng, siêu thực, hoặc phối hợp nhiều trường phái khác nhau, nhưng theo tôi thì đúng hơn cả, ta nên gọi đó là trường phái Du Tử Lê…”

Là diễn giả sau cùng, nhưng nhạc sĩ và cũng là nhà ngôn ngữ học Trần Như Vĩnh Lạc đã gây bất ngờ thích thú cho cử tọa, khi ông chỉ ra rằng, trong thơ cũng như tranh của Du Tử Lê đầy nữ tính, “một biểu lộ can đảm của những thiên tài…”.

Ông nêu ra một số tranh tiêu biểu như các bức “Mùa Em.Thu Tím. Rừng Tôi Phía Nào”, bức “Em Và, Mẹ Và, Tôi Là, Một Nhé” hay bức “Mưa Ở

Đâu Về Như VếtThương” tố chất nữ không chỉ có nổi rõ qua đuờng nét mà còn hiện rõ trong từng sắc độ của các game mầu nữa.

Bà Phương Hoa thay mặt ban tổ chức cho biết, với kết quả cụ thể là 12 trong số 16 bức tranh được trưng bày, (chưa kể bức tranh lớn nhan đề “Tôi MuốnCất Ngôi Nhà Trong Ký Ức” của thi sĩ Du Tử Lê đã được hệ thống nhà hàng Kim Sơn Houston, đặt mua để bán đấu giá gây quỹ vào ngày 16 tháng 12 tới đây), đã đủ nói lên phần nào tài năng hội họa của một người “sẽ không bao giờ tự nhận mình là họa sĩ”: Du Tử Lê.

(Nguyên Nguyễn.)

 

Share this:

  • Click to email a link to a friend (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)

Like this:

Like Loading...

Related

Posts navigation

← Mautam.net: Hai nhạc sĩ Ðăng Khánh và Hoàng Công Luận
CHU TRỌNG NGƯ – Một vài suy nghĩ liên quan đến bài thơ “K. Khúc Của Lê” →
  • Tìm kiếm

  • Hình ảnh

    https://dangkhanhmusics.files.wordpress.com/2011/12/profileimg_cropped.jpg
  • Nhạc sĩ Đăng Khánh
  • Video mới

    • Mắt Em Vương Giọt Sầu – Tuấn Ngọc
    • Tình-Khúc Thứ Nhất – Tuấn Ngọc
    • Biển Sầu Mênh-Mông – Trần Thu Hà
    • Nỗi Lòng – Tuấn Ngọc
    • Buồn Tàn Thu – Ngọc Hạ
    • Từ Giọng Hát Em – Khánh Hà
    • Người Đi Qua Đời Tôi – Vũ Khanh
    • Chiếc Lá Cuối Cùng – Khánh Hà
    • Giọt Lệ Cho Ngàn Sau – Trần Thu Hà
    • Ơn Em – Từ Công Phụng
    • Một Tình Yêu – Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào – Trần Thu Hà
    • Khúc Thuỵ-Du – Vũ Khanh
    • Đời Đá Vàng – Khánh Hà
  • Trang Facebook

    Trang Facebook
  • Bài viết mới

    • https://www.youtube.com/watch?v=SbI0KH8Pw8c&list=UUaMNB3vVe43V65Qs18qou5w&index=3
    • Sinh Hoạt Văn Nghệ
    • Đăng Khánh-Từ Công Phụng Concert at San Jose
    • VOVN Radio 10th Anniversary Concert
    • Playlist: Nhạc Đăng Khánh
    • Playlist: Đăng Khánh – Most viewed
    • Misty by Đăng Khánh
    • Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng từ trần
    • Văn-Học & Nghệ-Thuật (2014/09/06) – Phương Hoa & Từ Công Phụng
    • Quỳnh Giao ra đi, tiếng hát cùng nỗi ngỡ ngàng ở lại
    • Đừng Gọi Tên Em Nữa (And Never Again)- Đăng Khánh – (Thơ Nguyễn Hữu Nghĩa) -Trần Thu Hà
    • Saigon Buồn Cho Riêng Ai? – Đăng Khánh – Nguyên Khang
    • Ta Muốn Cùng Em Say – Đăng Khánh – Nguyên Khang
    • Sàigòn Buồn Cho Riêng Ai – Đăng Khánh – Nguyên Khang
    • Cánh Hoa Xưa – Đăng Khánh – Bích Vân
  • Chủ-đề

    70 Năm Tình-Ca 1966 Album Anh Ngọc Audio Bài Viết Bốn Phương Bài Đăng Khánh Bản nhạc Concert Cung Tiến Diễm Xưa Du Tử Lê Duy Trác Dù Nghìn Năm Qua Đi Concert Elvis Phương Em Ngủ Trong Một Mùa Đông Giai-Thoại Giữ Đời Cho Nhau VOVN Radio Concert Houston Hoài Nam Hoàng Công Luận Hà Thanh Hình Ảnh Hương Giang K.Khúc của Lê Karaoke Khánh Hà Kim Tước Lyrics Lời nhạc Mai Hương Music Sheet Nghe Nhạc Nghệ-Sĩ Như Cánh Vạc Bay Concert Nhạc Chọn Lọc Nhạc Khó Tìm Nhạc Thính-phòng Nhịp Cầu Năm 1992 Năm 2000 Năm 2008 Năm 2010 Phương Hoa Quỳnh Dao San Jose Sinh-hoạt Soundtracks Thu Hà Thái Hiền Tiếng Nhạc Tâm-Tình Concert Tiễn Em Chiều Mưa Truyện Ngắn Trần Thu Hà Trịnh Công Sơn Tuấn Ngọc Tác-Giả Tân-Nhạc Việt Nam Tình Ca Muôn Thuở Concert Tình Production Từ Công Phụng Video Video Nhạc Trẻ Chọn Lọc VOVN VOVN Concert VOVN Radio Văn Cao Vĩnh Lạc Vũ Khanh Ý Lan Đoàn Thế-Ngữ Đoàn Thế Ngữ Đăng Khánh Đăng Khánh - Từ Công Phụng Concert at San Jose Đố Nhạc
  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 34 other subscribers
  • Nội-dung

    • Autumn Concert-Hoàng Công Luận & Friends: Những ngôi sao âm nhạc
    • Hình Ảnh
    • Karaoke Nhạc Đăng Khánh
    • Liên-Lạc
    • Love Concert at Rose Center, Westminster, CA
    • New Albums Released
    • Nhạc Đăng Khánh
      • Các Bản Nhạc Đăng Khánh
      • Lời Nhạc Đăng Khánh
      • Mua Nhạc Đăng Khánh
      • Nghe Nhạc Đăng Khánh
      • Video Nhạc Đăng Khánh
    • Nhịp Cầu
      • 70 Năm Tình-Ca – Hoài Nam
      • Bài Viết Bốn Phương
      • Bài Viết về Âm Nhạc Đăng Khánh
      • Video Chọn Lọc
    • Sinh-Hoạt
      • 35 năm Báo Người Việt
      • Hội-hoạ Du Tử Lê
      • Sinh-Hoạt Nhạc Thính-Phòng
      • Sinh-Hoạt Suối Nhạc
      • Sinh-Hoạt Văn-Học Nghệ-Thuật
      • Văn-Nghệ Thân-Hữu
      • VOVN Concerts – Audio
    • Tiểu-sử
    • Tình Ca Muôn Thuở VOVN Radio Concert 2012
    • VOVN Concert 2012 & 2016 & 2008
    • VOVN Concerts – Video
    • VOVN Radio
      • Âm-Thanh & Ngôn-Từ
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2002
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2003
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2004
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2005
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2006
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2007
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2008
      • Chuyện Kể Lúc Hoàng-Hôn
      • Có Những Niềm Riêng
      • Nhạc Chọn Lọc
      • Nhạc Chủ-Đề
      • Tác-Giả & Giai-Thoại
      • Thao-Thức Với Quê-Hương
      • Theo Chân Nghệ-Sĩ
      • Tiếng Chuông Tỉnh Thức
      • Truyện Ngắn Chọn Lọc
      • Văn-Học Nghệ-Thuật Truyền-Thanh
      • Đố Nhạc
      • Đọc Sách
      • Đọc Truyện Hay
    • Đăng Khánh và Âm Nhạc
    • ĐăngKhánhMusics.com
    • Đêm Nhạc Tình Ca Từ Công Phụng – Houston.Texas
  • Thư-Mục

  • Toàn bộ

Blog at WordPress.com.
  • Follow Following
    • Đăng Khánh
    • Join 34 other followers
    • Already have a WordPress.com account? Log in now.
    • Đăng Khánh
    • Customize
    • Follow Following
    • Sign up
    • Log in
    • Copy shortlink
    • Report this content
    • View post in Reader
    • Manage subscriptions
    • Collapse this bar
%d bloggers like this: