Đăng Khánh và Âm Nhạc

Tôi bắt đầu sáng-tác ca-khúc từ năm 1966, với ca-khúc đầu tay “Tiễn Em Chiều Mưa”, và vẫn tiếp-tục học nhạc và sáng-tác cho đến ngày hôm nay, và nhạc-phẩm mới nhất là bài “Sài-Gòn Buồn Cho Riêng Ai?” mới được trình-diễn và thu băng đầu năm 2013.

Song-song với việc đi học và hành-nghề chuyên-môn, âm-nhạc là niềm đam-mê từ nhỏ của tôi, khởi đi từ những năm 60 với banjo, guitar, piano tại Sài-Gòn cho đến khi sang Mỹ sau khi tốt-nghiệp bác-sĩ nha-khoa (DMD) và hành-nghề tại Houston từ năm 1980. Cái nghiệp âm-nhạc lúc nào vẫn tiếp-tục đeo đuổi và năm 2000 tôi quyết-định thi vào trường nhạc (Moores School of Music – University of Houston) và trở thành một Student- Composer của Department of Theory and Composition, Moores School of Music.

moores

600652_323949754353977_109858213_n

Trước cửa nhạc-viện Moores, University of Houston.

sh-img-houston-4

Trước buổi trình-diễn tại Opéra House, Moores School of Music.

Là một sinh-viên của bộ-môn Composition, công-việc và assignments  bao gồm việc viết hoà-âm, phối-khí, viết phần đệm cho melody (có thể là một ca-khúc). Một trong những yêu-cầu của lớp Composition là sáng-tác hoà-âm cho một giai-điệu tuỳ chọn, không nhất-thiết mới hay cũ, có thể là của mình hay của người khác.

Đây là hai compositions làm thí-dụ:

Viết phần đệm piano cho ca-khúc phổ từ bài thơ của William Wordsworth (1770-1850).
Composition Project 2002
Composition cho violin và piano:
Composition Project 2003
Như đã có lần tôi viết khi được phỏng-vấn trên dutule.com: “Âm-nhạc là một cuộc trường-chinh không bao giờ có đoạn kết, và mơ-ước lớn nhất của người học nhạc là tự mình viết hoà-âm và phối-khí cho giai-điệu của chính mình.” Vì vậy tôi rất phục hai soạn-nhạc-gia Cung Tiến và Lê Văn Khoa đã bỏ cả đời để thực-hiện mơ-ước này của các ông, và chính tôi cũng đang dốc lòng học-hỏi để đi đến mục-tiêu ấy. Các Professors của Department of Composition Moores School Of Music tiêu biểu là các Renowned Composers : (Drs) Robert Nelson, Michael Hortvit, John Snyder…

Năm 2009 một người bạn bên trường Moores giới-thiệu một giáo-sư giảng dạy hoà-âm rất giỏi là Dr. Warwick là Chairman of Music của HCC. Là người say mê tìm-tòi, tôi đã tìm đến thụ-giáo Dr. Warwick một semester (3 tháng) và làm một vài projects âm nhạc với bà.

Về project Sorrows Of The Ocean:

Tôi đã chọn một project viết phần đệm cello và piano cho chính melody của tôi là bài “Biển Sầu Mênh-Mông” (một melody tôi viết năm 2005) mà Dr. Warwick và tôi đều rất thích. Bài này đã được trình-diễn trong recital cuối semester đó. Bên dưới đây là bản composition cho ca-khúc “Biển Sầu Mênh-Mông”, gồm 6 trang cho mỗi nhạc-cụ, xin đính kèm các trang đầu tiên.

bsmm1

bsmm2

(Phân-phổ piano)

bsmm3

(Phân-phổ cello)

Project Dân-Ca Vietnam:

Dr. Warwick đang nghiên-cứu về folk music của các nước trên thế-giới và hỏi tôi về Vietnamese folk songs. Tôi có cuốn sách nhạc “Dân-Ca – Folk Songs – Chants Populaires”của nhạc-sĩ Phạm Duy. Tôi quyết-định chọn bài “Trống Cơm”, một bài dân-ca rất thịnh-hành của Việt Nam mình (mà nhạc-sĩ Duy Cường viết hoà-âm cho piano) để giới-thiệu và analyze về dân-ca Việt Nam với Dr. Warwick.Tôi đã lên internet tìm một audio clip của bài “Trống Cơm” cho bà nghe và hiểu thêm về folk music của Việt Nam mình.

Bài “Trống Cơm” được nhạc-sĩ Phạm Duy dịch ra tiếng Anh là “Drum of Love” và tiếng Pháp là “Tambour D’amour” . Đây là bài dân-ca Việt Nam :

Drum Of Love

Quý-vị có thể đọc thêm các bài viết khác về các sinh hoạt âm nhạc của Nhạc-sĩ Đăng Khánh tại đây (và đây.)

Đăng Khánh