Đăng Khánh

  • Tiểu-sử
    • Đăng Khánh và Âm Nhạc
  • Nhạc Đăng Khánh
    • Nghe Nhạc Đăng Khánh
    • Video Nhạc Đăng Khánh
    • Các Bản Nhạc Đăng Khánh
    • Lời Nhạc Đăng Khánh
    • New Albums Released
    • Mua Nhạc Đăng Khánh
  • Karaoke
  • VOVN Concerts – Video
    • Tiếng Nhạc Tâm-Tình VOVN Radio Concert 1992
    • Dù Nghìn Năm Qua Đi VOVN Radio Concert 2000
    • VOVN Radio 10th Anniversary Concert
    • Như Cánh Vạc Bay VOVN Radio Concert 2008
    • Đăng Khánh – Từ Công Phụng Concert at San Jose
    • Tình Ca Muôn Thuở VOVN Radio Concert 2010
    • Love Concert at Rose Center, Westminster, CA
    • Tình Ca Muôn Thuở VOVN Radio Concert 2012
    • Sàigòn Buồn Cho Riêng Ai – Tình Ca Đăng Khánh Concert at Santa Ana, 2013
  • VOVN Radio
    • Âm-Thanh & Ngôn-Từ
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2002
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2003
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2004
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2005
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2006
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2007
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2008
    • Văn-Học Nghệ-Thuật Truyền-Thanh
    • Truyện Ngắn Chọn Lọc
    • Theo Chân Nghệ-Sĩ
    • Tác-Giả & Giai-Thoại
    • Nhạc Chọn Lọc
    • Đố Nhạc
    • Có Những Niềm Riêng
    • Đọc Sách
    • Nhạc Chủ-Đề
    • Thao-Thức Với Quê-Hương
    • Tiếng Chuông Tỉnh Thức
    • Chuyện Kể Lúc Hoàng-Hôn
    • Đọc Truyện Hay
  • Bài viết về âm nhạc Đăng Khánh
  • 70 Năm Tình-Ca – Hoài Nam
  • Sinh-Hoạt Văn-Học Nghệ-Thuật
    • Autumn Concert-Hoàng Công Luận & Friends
    • Đêm Nhạc Tình Ca Từ Công Phụng (Houston, TX)
    • 35 năm Báo Người Việt
    • Hội-hoạ Du Tử Lê
  • Sinh Hoạt Văn Nghệ
  • Hình Ảnh
    • Văn-Nghệ Thân-Hữu
    • Sinh-Hoạt Nhạc Thính-Phòng
    • Sinh-Hoạt Văn-Học Nghệ-Thuật
    • Sinh-Hoạt Suối Nhạc
  • Liên-Lạc

Quê hương ngạo nghễ

Posted by dangkhanhmusics on March 28, 2012
Posted in: Bài Viết Bốn Phương, Nhịp Cầu.

Quê hương ngạo nghễ

Ðỗ Quý Toàn

“Ðường Việt Nam ôi vô cùng vô tận!” Ðó là câu đầu một bài hát thời rất trẻ. Nguyễn Ðức Quang kể đã đặt bài ca Ðường Việt Nam trong lúc đang đi, trên con đường từ Ðà Lạt xuống Sài Gòn.


Du Ca Nguyễn Ðức Quang trong một sinh hoạt âm nhạc tại Hoa Kỳ.

Ði một mình, vừa ngắm cảnh núi đồi, làng mạc, vừa hát lên từng câu, sửa, chọn từng tiếng, cho đến khi hoàn thành ca khúc, trên chiếc xe đạp cũ, chiếc xe đi học không phải loại xe leo núi. Vừa đi vừa hát, gọi đúng tên là du ca. “Ði dựng lấy thiên đường! Giống da vàng này là vua đấu tranh!” Bài hát kết thúc như vậy.

Với tốc độ đạp xe của một thanh niên 16, 17 tuổi, chuyến đi chắc phải kéo dài 15 hay 20 tiếng đồng hồ. Ðến khi hát những câu sau cùng này, chắc chàng nhạc sĩ đã thở hào hển, đẫm mồ hôi. Nhưng vẫn nhất định đi dựng lấy thiên đường. Vẫn tự nhận giống dân mình là vua đấu tranh!

Câu chuyện này là tiêu biểu cho nguồn cảm hứng và lối sáng tác của Nguyễn Ðức Quang. Cảm hứng đến trong khi Quang đang sống. Sống thật, sống khỏe mạnh. Sống hết mình và sống cùng với núi sông đất nước, sống giữa bè bạn, quê hương, đồng bào. Sống và sáng tác, đối với Nguyễn Ðức Quang, tuy hai mà một.
Năm 1964 Nguyễn Ðức Quang hát bài “Tôi trót sinh ra làm thân nhược tiểu…” Một người bạn tôi nghe rồi phê bình: Tại sao lại nói “trót sinh ra”? Phải hãnh diện được sinh ra làm người Việt Nam chứ? Nhưng Nguyễn Ðức Quang không phải là một nhạc sĩ “lên gân.” Không tự kiểm duyệt. Không sáng tác theo một lập trường, quan điểm, hay chủ trương giai đoạn nào cả. Không ai được chọn nơi mình sinh ra. Người nghệ sĩ ý thức thân phận một người Việt Nam, một thanh niên lớn lên trong một quốc gia đã bị các cường quốc bắt tay nhau đem cắt đôi, để phân chia ảnh hưởng. Và ý thức số phận đồng bào mình đang giết nhau, quê hương bị chiến tranh đang tàn phá. Ý thức như vậy, nhưng không để thở than, trách móc. Vì cuối cùng, mỗi người sinh ra ở nước Việt Nam đều hãnh diện “chọn nơi này làm quê hương.” Một lựa chọn có ý thức. Rồi ngẩng đầu lên hát “Việt Nam Quê hương ngạo nghễ!” Bây giờ các thanh niên người Việt ở khắp nơi vẫn còn vỗ tay mà hát: “Ta như nước dâng, dâng chẳng có bao giờ tàn! Ðường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang!”

Thế hệ thanh niên lớn lên ở các thành phố trong miền Nam Việt Nam trong thập niên 1960 đều chia sẻ tâm trạng “thân nhược tiểu” này. Một dân tộc vừa giành được độc lập đã bị cắt đôi, kẹp giữa hai khối tư bản và cộng sản. Và đang được hai khối đó đưa cho khí giới giết lẫn nhau, nhân danh những chủ nghĩa, những thiên đường! Trong khung cảnh đó có hai phản ứng khác nhau.

Nhiều người chỉ thở than, tuyệt vọng, hoặc tìm lãng quên. Nguyễn Ðức Quang có một tâm hồn tích cực, vẫn tìm thấy con đường sống lạc quan, yêu đời. Một phần có thể vì từ thuở nhỏ Quang đã thuộc điều luật thứ 8: Hướng đạo sinh gặp nỗi khó khăn vẫn vui tươi! Nhưng không phải chỉ có thế. Toàn thể con người Nguyễn Ðức Quang ngập đầy sức sống; không còn chỗ nào cho những tình cảm tiêu cực chen vào.

Sống trong cảnh “Xương sống ta đã oằn xuống” Nguyễn Ðức Quang không chịu thua, không buông xuôi, không ủ rũ tìm nguồn vui trong mơ mộng siêu hình. Vì bản chất Quang rất mạnh. Tâm hồn Quang tràn đầy nam tính, nam tính chiếm hết chỗ rồi, không còn chỗ chứa những trạng thái u sầu, ủy mị nữa. Ngay cả khi viết một điệu hát buồn, như khi nhớ đến những “đàn bé em biến đâu rồi, này bé sao không đùa chơi,” thì Nguyễn Ðức Quang vẫn mở đầu bài ca bằng ánh sáng tin tưởng: “Trời sáng tươi đã lên rồi! Trời sáng tươi trong lòng tôi!” Bởi vì “Cặp mắt sâu sau đêm dài, tìm quanh đây một ngày vui!”


Từ trái: Trần Ðại Lộc, Phương Oanh, Nguyễn Ðức Quang, tại Sài Gòn.

Một điều may mắn là con người với bản chất tích cực như Quang lại gặp được một môi trường đúng với bản chất tích cực lạc quan để phát triển dòng nhạc của mình.

Ðúng khi Quang bước vào tuổi 20 thì xã hội miền Nam đang thay đổi. Từ năm 1964, một phong trào thanh niên nổi lên ở các thành phố, họ rủ nhau đi làm công tác giúp đồng bào. Ðặc biệt là những đồng bào ở nông thôn và những nạn nhân chiến tranh. Giúp ích, một khẩu hiệu của Hướng Ðạo, không phải là một hiện tượng mới. Ngay trong những năm 1950, mỗi lần có đám cháy lớn ở Sài Gòn là người ta thấy từng đoàn hướng đạo mặc đồng phục đến tiếp tay các anh “lính cứu hỏa” và giúp đỡ các nạn nhân. Sau đó, các đoàn hướng đạo và học sinh đi xây dựng lại nhà cho các nạn nhân; vật liệu và dụng cụ do bộ Xã Hội cung cấp. Những “công tác xã hội” tự nguyện đó là hình thức cộng tác giữa nhà nước và xã hội công dân, gồm các tổ chức tư hoàn toàn tự nguyện.

Kể từ năm 1964, một phong trào thanh niên bột phát. Người ta thành lập các hội đoàn, đặc biệt là trong giới trẻ, và đặc biệt với mục đích giúp ích. Bắt đầu từ những tổ chức thanh niên trong tôn giáo; rồi tới các hội tự nguyện của học sinh, giáo chức và sinh viên. Rồi những thanh niên thuộc nhiều hội gặp gỡ nhau lập ra từng chương trình chung, như “Liên hội công tác nông thôn.”

Khi bão năm Thìn đánh vào miền Trung vào cuối năm 1964, các hội cùng nhau tổ chức chương trình “Cứu Lụt,” đưa học sinh, sinh viên ra các tỉnh từ Bình Ðịnh ra Quảng Nam. Chính quyền lúc đó là cụ Phan Khắc Sửu, bộ Xã Hội do Bác Sĩ Phan Quang Ðán cầm đầu, họ tiếp các sinh viên, nghe trình bày dự án, rồi tận tâm giúp đỡ mà không đặt một điều kiện nào cả. Không cần bộ máy chính quyền thúc đẩy hay “hướng dẫn,” các thanh niên đi tìm cơ hội phục vụ đồng bào. Những sinh hoạt thanh niên này cần những điệu ca tập thể mới.
Nguyễn Ðức Quang đã trở thành tiếng hát của phong trào này. “Người thanh niên Việt Nam quay về với xóm làng, tiếng reo vui rộn trong lòng!… Cùng đi biến ruộng hoang ra lúa thơm!.. Ta đắp bồi cho mẹ cha.”

Rồi tới Chương Trình Hè 65, một tổ chức quy mô trên tất cả 40 tỉnh toàn quốc. Với hàng chục hội đoàn tham dự, huynh trưởng phần lớn là các giáo sư, họ huy động hàng chục ngàn học sinh đi giúp ích. Tất cả mọi người tham dự đều tự nguyện, không ai được thù lao, không ai bị ép buộc. Hoàn toàn đứng ngoài chính quyền, không thuộc một khuynh hướng chiến tranh hay tôn giáo nào (nhưng vẫn bị chính quyền ngầm theo dõi). Chưa bao giờ có một phong trào thanh niên tự nguyện, vô vị lợi, phi chính phủ hoạt động với quy mô lớn như vậy; và khi kết thúc chương trình thì giải tán.

Sang năm 1996, Bộ Giáo Dục đã tiếp tục nuôi dưỡng phong trào này với Chương Trình Phát Triển Sinh Hoạt Thanh Niên Học Ðường (viết tắt CPS). Ngoài việc huấn luyện tính khí và phương pháp tổ chức công việc, một mục tiêu chính của các sinh hoạt thanh niên này, là huấn luyện lối sống dân chủ tự do cho thanh thiếu niên. Ðó chính là một phương pháp xây dựng nền tảng cho một xã hội công dân, mà bất cứ quốc gia tự do dân chủ nào cũng cần phát triển.

Chính khi dấn thân trong môi trường những công tác thanh niên tự nguyện đó, Nguyễn Ðức Quang đã có cảm hứng viết những bài ca tập thể mà chúng ta đang hát hôm nay. Khi Quang hát “những nhát cuốc…” thì thật sự Quang đã đi cuốc đất hay sống giữa đám bạn bè đang cuốc đất. Trong khi đổ mồ hôi tại trại công tác tên là “Công trường Cam Lộ” kéo dài mấy tháng ở Quảng Trị Nguyễn Ðức Quang đã hát “Ðường về công trường là đường vào quê hương.” Trong khung cảnh tự do phục vụ đó, người thanh niên yêu đời, tự yêu mình, và yêu đồng bào. Họ ngẩng đầu lên hát Việt Nam Quê hương Ngạo nghễ!

Khi các bạn thanh niên sau này hát lại những ca khúc của Nguyễn Ðức Quang, xin các bạn hãy nhớ những thế hệ đàn anh trong thời gian 1965 đã hát những bài hát đó trong khi đi xây dựng quê hương bằng bàn tay của mình. Hoàn toàn tự nguyện. Hoàn toàn tự do. Không vì lợi, không vì danh, không nhắm đến quyền hành chính trị. Những bài ca của Nguyễn Ðức Quang là tiếng nói của thế hệ thanh niên đó. Ước chi, đó cũng là tiếng nói của các thế hệ thanh niên Việt Nam bây giờ và mai sau. Chúng ta sẽ cùng nhau hát mãi:Việt Nam Quê hương Ngạo nghễ!

Share this:

  • Click to email a link to a friend (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)

Like this:

Like Loading...

Related

Posts navigation

← Đăng Khánh-Làm Sao Tôi Biết
100 Years In 10 Minutes →
  • Tìm kiếm

  • Hình ảnh

    https://dangkhanhmusics.files.wordpress.com/2011/12/profileimg_cropped.jpg
  • Nhạc sĩ Đăng Khánh
  • Video mới

    • Ơn Em – Từ Công Phụng
    • Giọt Lệ Cho Ngàn Sau – Trần Thu Hà
    • Tình-Khúc Thứ Nhất – Tuấn Ngọc
    • Nỗi Lòng – Tuấn Ngọc
    • Khúc Thuỵ-Du – Vũ Khanh
    • Người Đi Qua Đời Tôi – Vũ Khanh
    • Mắt Em Vương Giọt Sầu – Tuấn Ngọc
    • Buồn Tàn Thu – Ngọc Hạ
    • Một Tình Yêu – Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào – Trần Thu Hà
    • Chiếc Lá Cuối Cùng – Khánh Hà
    • Từ Giọng Hát Em – Khánh Hà
    • Biển Sầu Mênh-Mông – Trần Thu Hà
    • Đời Đá Vàng – Khánh Hà
  • Trang Facebook

    Trang Facebook
  • Bài viết mới

    • https://www.youtube.com/watch?v=SbI0KH8Pw8c&list=UUaMNB3vVe43V65Qs18qou5w&index=3
    • Sinh Hoạt Văn Nghệ
    • Đăng Khánh-Từ Công Phụng Concert at San Jose
    • VOVN Radio 10th Anniversary Concert
    • Playlist: Nhạc Đăng Khánh
    • Playlist: Đăng Khánh – Most viewed
    • Misty by Đăng Khánh
    • Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng từ trần
    • Văn-Học & Nghệ-Thuật (2014/09/06) – Phương Hoa & Từ Công Phụng
    • Quỳnh Giao ra đi, tiếng hát cùng nỗi ngỡ ngàng ở lại
    • Đừng Gọi Tên Em Nữa (And Never Again)- Đăng Khánh – (Thơ Nguyễn Hữu Nghĩa) -Trần Thu Hà
    • Saigon Buồn Cho Riêng Ai? – Đăng Khánh – Nguyên Khang
    • Ta Muốn Cùng Em Say – Đăng Khánh – Nguyên Khang
    • Sàigòn Buồn Cho Riêng Ai – Đăng Khánh – Nguyên Khang
    • Cánh Hoa Xưa – Đăng Khánh – Bích Vân
  • Chủ-đề

    70 Năm Tình-Ca 1966 Album Anh Ngọc Audio Bài Viết Bốn Phương Bài Đăng Khánh Bản nhạc Concert Cung Tiến Diễm Xưa Du Tử Lê Duy Trác Dù Nghìn Năm Qua Đi Concert Elvis Phương Em Ngủ Trong Một Mùa Đông Giai-Thoại Giữ Đời Cho Nhau VOVN Radio Concert Houston Hoài Nam Hoàng Công Luận Hà Thanh Hình Ảnh Hương Giang K.Khúc của Lê Karaoke Khánh Hà Kim Tước Lyrics Lời nhạc Mai Hương Music Sheet Nghe Nhạc Nghệ-Sĩ Như Cánh Vạc Bay Concert Nhạc Chọn Lọc Nhạc Khó Tìm Nhạc Thính-phòng Nhịp Cầu Năm 1992 Năm 2000 Năm 2008 Năm 2010 Phương Hoa Quỳnh Dao San Jose Sinh-hoạt Soundtracks Thu Hà Thái Hiền Tiếng Nhạc Tâm-Tình Concert Tiễn Em Chiều Mưa Truyện Ngắn Trần Thu Hà Trịnh Công Sơn Tuấn Ngọc Tác-Giả Tân-Nhạc Việt Nam Tình Ca Muôn Thuở Concert Tình Production Từ Công Phụng Video Video Nhạc Trẻ Chọn Lọc VOVN VOVN Concert VOVN Radio Văn Cao Vĩnh Lạc Vũ Khanh Ý Lan Đoàn Thế-Ngữ Đoàn Thế Ngữ Đăng Khánh Đăng Khánh - Từ Công Phụng Concert at San Jose Đố Nhạc
  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 34 other subscribers
  • Nội-dung

    • Autumn Concert-Hoàng Công Luận & Friends: Những ngôi sao âm nhạc
    • Hình Ảnh
    • Karaoke Nhạc Đăng Khánh
    • Liên-Lạc
    • Love Concert at Rose Center, Westminster, CA
    • New Albums Released
    • Nhạc Đăng Khánh
      • Các Bản Nhạc Đăng Khánh
      • Lời Nhạc Đăng Khánh
      • Mua Nhạc Đăng Khánh
      • Nghe Nhạc Đăng Khánh
      • Video Nhạc Đăng Khánh
    • Nhịp Cầu
      • 70 Năm Tình-Ca – Hoài Nam
      • Bài Viết Bốn Phương
      • Bài Viết về Âm Nhạc Đăng Khánh
      • Video Chọn Lọc
    • Sinh-Hoạt
      • 35 năm Báo Người Việt
      • Hội-hoạ Du Tử Lê
      • Sinh-Hoạt Nhạc Thính-Phòng
      • Sinh-Hoạt Suối Nhạc
      • Sinh-Hoạt Văn-Học Nghệ-Thuật
      • Văn-Nghệ Thân-Hữu
      • VOVN Concerts – Audio
    • Tiểu-sử
    • Tình Ca Muôn Thuở VOVN Radio Concert 2012
    • VOVN Concert 2012 & 2016 & 2008
    • VOVN Concerts – Video
    • VOVN Radio
      • Âm-Thanh & Ngôn-Từ
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2002
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2003
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2004
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2005
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2006
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2007
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2008
      • Chuyện Kể Lúc Hoàng-Hôn
      • Có Những Niềm Riêng
      • Nhạc Chọn Lọc
      • Nhạc Chủ-Đề
      • Tác-Giả & Giai-Thoại
      • Thao-Thức Với Quê-Hương
      • Theo Chân Nghệ-Sĩ
      • Tiếng Chuông Tỉnh Thức
      • Truyện Ngắn Chọn Lọc
      • Văn-Học Nghệ-Thuật Truyền-Thanh
      • Đố Nhạc
      • Đọc Sách
      • Đọc Truyện Hay
    • Đăng Khánh và Âm Nhạc
    • ĐăngKhánhMusics.com
    • Đêm Nhạc Tình Ca Từ Công Phụng – Houston.Texas
  • Thư-Mục

  • Toàn bộ

Blog at WordPress.com.
  • Follow Following
    • Đăng Khánh
    • Join 34 other followers
    • Already have a WordPress.com account? Log in now.
    • Đăng Khánh
    • Customize
    • Follow Following
    • Sign up
    • Log in
    • Copy shortlink
    • Report this content
    • View post in Reader
    • Manage subscriptions
    • Collapse this bar
%d bloggers like this: