Đăng Khánh

  • Tiểu-sử
    • Đăng Khánh và Âm Nhạc
  • Nhạc Đăng Khánh
    • Nghe Nhạc Đăng Khánh
    • Video Nhạc Đăng Khánh
    • Các Bản Nhạc Đăng Khánh
    • Lời Nhạc Đăng Khánh
    • New Albums Released
    • Mua Nhạc Đăng Khánh
  • Karaoke
  • VOVN Concerts – Video
    • Tiếng Nhạc Tâm-Tình VOVN Radio Concert 1992
    • Dù Nghìn Năm Qua Đi VOVN Radio Concert 2000
    • VOVN Radio 10th Anniversary Concert
    • Như Cánh Vạc Bay VOVN Radio Concert 2008
    • Đăng Khánh – Từ Công Phụng Concert at San Jose
    • Tình Ca Muôn Thuở VOVN Radio Concert 2010
    • Love Concert at Rose Center, Westminster, CA
    • Tình Ca Muôn Thuở VOVN Radio Concert 2012
    • Sàigòn Buồn Cho Riêng Ai – Tình Ca Đăng Khánh Concert at Santa Ana, 2013
  • VOVN Radio
    • Âm-Thanh & Ngôn-Từ
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2002
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2003
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2004
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2005
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2006
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2007
      • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2008
    • Văn-Học Nghệ-Thuật Truyền-Thanh
    • Truyện Ngắn Chọn Lọc
    • Theo Chân Nghệ-Sĩ
    • Tác-Giả & Giai-Thoại
    • Nhạc Chọn Lọc
    • Đố Nhạc
    • Có Những Niềm Riêng
    • Đọc Sách
    • Nhạc Chủ-Đề
    • Thao-Thức Với Quê-Hương
    • Tiếng Chuông Tỉnh Thức
    • Chuyện Kể Lúc Hoàng-Hôn
    • Đọc Truyện Hay
  • Bài viết về âm nhạc Đăng Khánh
  • 70 Năm Tình-Ca – Hoài Nam
  • Sinh-Hoạt Văn-Học Nghệ-Thuật
    • Autumn Concert-Hoàng Công Luận & Friends
    • Đêm Nhạc Tình Ca Từ Công Phụng (Houston, TX)
    • 35 năm Báo Người Việt
    • Hội-hoạ Du Tử Lê
  • Sinh Hoạt Văn Nghệ
  • Hình Ảnh
    • Văn-Nghệ Thân-Hữu
    • Sinh-Hoạt Nhạc Thính-Phòng
    • Sinh-Hoạt Văn-Học Nghệ-Thuật
    • Sinh-Hoạt Suối Nhạc
  • Liên-Lạc

Buồn Vào Hồn Không Tên – Tưởng Năng Tiến (Viết về Nhạc sĩ Trúc Phương)

Posted by dangkhanhmusics on March 26, 2012
Posted in: Bài Viết Bốn Phương, Nhịp Cầu.

Có lần, tôi nghe giáo sư Nguyễn Văn Lục phàn nàn:

“Người cộng sản có một sự sắp xếp rất máy móc, đơn giản về con người và sự việc. Hoặc họ coi là bạn, hoăc là kẻ thù của họ. Miền Nam sau 1975 có chiến dịch đi ‘tìm thù’ và biến miền Nam thành mảnh đất hung bạo với những ngữ từ quen thuộc như: Quét sạch, đánh phá, truy lùng, tố cáo.”

Gần bốn mươi năm sau, sau cái chiến dịch “tìm thù” bắt đầu từ năm 1975, có bữa tôi đang ngồi lơ tơ mơ hút thuốc thì chuông điện thoại reo:

-Tiến hả?

-Dạ…

-Vũ Đức Nghiêm đây…

-Dạ…

-Anh buồn quá Tiến ơi, mình đi uống cà phê chút chơi được không?

-Dạ …cũng được!

Tôi nhận lời sau một lúc tần ngần nên tuy miệng nói “được” mà cái giọng (nghe) không được gì cho lắm. Tôi cũng thuộc loại người không biết làm gì cho hết đời mình nên thường rảnh nhưng không rảnh (tới) cỡ như nhiều người trông đợi. Sống ở Mỹ, chớ đâu phải Mỹ Tho mà muốn đi đâu thì đi, và muốn đi giờ nào cũng được – mấy cha?

Khi Mai Thảo và Hoàng Anh Tuấn còn trên dương thế, thỉnh thoảng, tôi cũng vẫn nghe hai ông thở ra (“anh buồn quá Tiến ơi”) y chang như thế. Chỉ có điều khác là ông nhà văn khi buồn thì thích đi uống rượu, ông thi sĩ lúc buồn lại đòi đi …ăn phở, còn bây giờ thì ông nhạc sĩ (lúc buồn) chỉ ưa nhâm nhi một tách cà phê nóng. Ai sao tui cũng chịu, miễn đến chỗ nào (cứ) có bia bọt chút đỉnh là được!

Vũ Đức Nghiêm sinh sau Mai Thảo và trước Hoàng Anh Tuấn. Ông chào đời vào năm 1930. Hơn 80 mùa xuân đã (vụt) trôi qua. Cả đống nước sông, nước suối – cùng với nước mưa và nước mắt – đã ào ạt (và xối xả) chẩy qua qua cầu, hay trôi qua cống. Những dịp đi chơi với ông (e) sẽ cũng không còn nhiều lắm nữa. Tôi chợt nghĩ như thế khi cho xe nổ máy.

Quán cà phê vắng tanh. Nhạc mở nhỏ xíu nhưng tôi vẫn nghe ra giai điệu của một bài hát rất quen:

Gọi người yêu dấu bao lần.

Nhẹ nhàng như gió thì thầm.

Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi.

Gọi người yêu dấu trong hồn.

Ngập ngừng tha thiết bồn chồn.

Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ thương…

– Hình như là nhạc Vũ Đức Nghiêm … Anh nghe xem có đúng không? Tôi đùa.

-Em nói nghe cái gì?

-Anh thử nghe nhạc coi…

-Nhạc của ai?

Tôi chợt nhớ ra là ông anh đã hơi nặng tai nên gọi cô bé chạy bàn:

-Cháu ơi, người ngồi trước mặt chúng ta là tác giả của bản nhạc Gọi Người Yêu Dấu mà mình đang nghe đó. Cháu mở máy lớn hơn chút xíu cho ổng … sướng nha!

Thấy người đối diện có vẻ bối rối vì cách nói vừa dài dòng, vừa hơi quá trịnh trọng của mình nên tôi cố thêm vào một câu tiếng Anh (vớt vát) nhưng ngó bộ cũng không có kết quả gì. Đúng lúc, chủ quán bước đến:

-Cháu nó mới từ Việt Nam sang, ông nói tiếng Mỹ nó không hiểu đâu. Ông cần gì ạ?

-Dạ không, không có gì đâu. Never mind!

Tôi trả lời cho qua chuyện vì chợt nhận ra sự lố bịch của mình. Cùng lúc, bản nhạc của Vũ Đức Nghiêm cũng vừa chấm dứt. Tôi nhìn anh nhún vai. Vũ Đức Nghiêm đáp lại bằng một nụ cười hiền lành và … ngơ ngác!

Tự nhiên, tôi thấy gần và thương quá cái vẻ ngơ ngác (trông đến tội ) của ông. Tôi cũng bị nhiều lúc ngơ ngác tương tự trong phần đời lưu lạc của mình. Bây giờ hẳn không còn ai, ở lứa tuổi hai mươi – dù trong hay ngoài nước – còn biết đến tiếng “Gọi Người Yêu Dấu” (“ngập ngừng tha thiết bồn chồn”) của Vũ Đức Nghiêm nữa. Thời gian, như một giòng sông hững hờ, đã vô tình bỏ lại những bờ bến cũ.

Vũ Đức Nghiêm, tựa như một cây cổ thụ hiếm hoi, vẫn còn đứng lại bơ vơ bên bờ trong khi bao nhiêu nhạc sĩ cùng thời đều đã ra người thiên cổ. Trúc Phương là một trong những người này. Qua chương trình Bẩy Mươi Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam, nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam đã cho biết nhiều chi tiết vô cùng thê thiết về cuộc đời của người viết nhạc (chả may) này.

Trang sổ tay hôm nay, chúng tôi xin được nắn nót ghi lại đây những nhận xét của Hoài Nam, và mong được xem như một nén hương lòng (muộn màng) gửi đến một người đã khuất:

“Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ gốc miền Nam được yêu mến nhất, từng được mệnh danh là ông vua của thể điệu Bolero tha thiết trữ tình. Ông tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, ra chào đời năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, tức Vĩnh Bình – một xứ Chùa Tháp thu nhỏ ở vùng hạ lưu sông Cửu Long…”

“Nhạc của Trúc Phương thường buồn, rất buồn. Trong số những ca khúc của ông, hình như,chỉ có hai bản vui. Đó là:Tình Thắm Duyên Quê và Chiều Làng Em. Riêng bản Chiều Làng Em nói rằng vui là so sánh với những sáng tác khác của ông. Chứ Thực ra, bản nhạc này tuy có nội dung êm đềm trong sáng nhưng giai điệu của nó cũng man mác buồn. Không hiểu vì cuộc đời của Trúc Phương vốn nhiều chuyện buồn và đã được ông gửi gấm vào dòng nhạc hay vì ông thích sáng tác nhạc buồn nên riết rồi nó ám vào người, chỉ biết những sáng tác phổ biến nhất, nổi tiếng nhất của ông đều là những ca khúc buồn: Chiều Cuối Tuần, Nửa Đêm Ngoài Phố, Tầu Đêm Năm Cũ, Bóng Nhỏ Đường Chiều …”

Tháng 4 năm 1975, Trúc Phương bị kẹt lại. Năm 1979, ông vượt biên nhưng bị bắt và bị tù. Sau khi được thả, cuộc sống của ông trở nên vô cùng thê thảm về thể xác vật chất cũng như tinh thần. Trong một đoạn video phỏng vấn ông, được Trung Tâm Asia phổ biến tại hải ngoại, Trúc Phương cho biết:.

“Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rày đây mai đó, ‘bèo dạt hoa trôi’… Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no… Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nỗi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được… đến nửa lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắt, lúc đó thì bạn bè tôi không ai dám “chứa” tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả. Tôi nghĩ ra được một cách… là tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ… Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, 1 chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng… thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả người ta..thế là mình lấy 1 đồng về….như là tiền thế chân… Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng… Mà nói anh thương… khổ lắm…. Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự chút tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi, tôi đành phải trải chiếu gần chỗ ‘thằng cha đi tiểu vỉa hè’, thế rồi cũng phải nằm thôi. Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát…mà lẽ ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn… Tôi nghĩ mà thôi , còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài sau này…”

Chất liệu, rõ ràng, đã có (và có quá dư) nhưng cơ hội để Trúc Phương viết bài sau này (tiếc thay) không bao giờ đến – vẫn theo như lời của nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam:

“Vào một buổi sáng năm 1996, Trúc Phương không bao giờ thức dậy nữa. Ông đã vĩnh viễn ra đi. Tất cả gia tài để lại chỉ là một đôi dép nhựa dưới chân. Thế nhưng xét về mặt tinh thần Trúc Phương đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá.”

“Chúng ta ở đây là những người yêu nhạc, trong nước cũng như hải ngoại, bên này cũng như bên kia chiến tuyến. Bởi vì hơn ba mươi ca khúc nổi tiếng của ông cho dù có một hai bài có nhắc đến chữ ‘cộng hoà’ vẫn phải được xem là những tình khúc viết cho những con người không phải cho một chế độ chính trị nào. Những con người sinh ra và lớn lên trong một cuộc chiến không lối thoát với niềm khắc khoải chờ mong một ngày thanh bình. Cuối cùng thanh bình đã tới nhưng không phải là thứ thanh bình mà những ‘con tim chân chính’ trong nhạc của Lê Minh Bằng hằng mơ ước mà là thứ thanh bình của giai cấp thống trị, của một thiểu số may mắn nào đó. Chính cái thanh bình ấy đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng trong đó có người Việt Nam xấu số đáng thương tên Nguyễn Thiện Lộc, tức nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng của chúng ta.”

Thôi thì cũng xong một kiếp người! Và dòng đời, tất nhiên, vẫn cứ lạnh lùng và mải miết trôi. Sáng nay, tôi lại chợt nhớ đến Trúc Phương sau khi tình cờ đọc được một mẩu tin ngăn ngắn – trên báo Pháp Luật số ra ngày 1 tháng 2 năm 2012:

“Ngày 31-1, một số cán bộ hưu trí, người dân ở phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân, TP.HCM) bức xúc phản ánh cuộc họp mặt đầu năm do phường tổ chức … Ngay phần khai mạc lúc gần 9 giờ sáng, trên nền nhạc hip hop, hai phụ nữ ăn mặc hở hang, thiếu vải lên nhún nhảy, múa những động tác khêu gợi. Hai thanh niên múa phụ họa. Quan sát đoạn video chúng tôi thấy nhiều cán bộ hào hứng xem tiết mục ‘lạ mắt’ này. Có cán bộ còn dùng điện thoại quay lại cảnh hai cô gái biểu diễn, ưỡn người và ngực về phía khán giả. Nhiều người tham gia rất hào hứng, chỉ trỏ, thì thầm vào tai nhau…

Chúng tôi tiếp tục liên lạc với bà Nguyễn Thị Bích Tuyền, Phó Chủ tịch phường kiêm Chủ tịch Công đoàn phường … bà Tuyền lý giải: ‘Tiết mục múa chỉ diễn ra gần 3 phút và đây là vũ điệu theo phong cách Hawaii nên hơi lạ…”

Nếu ngay sau khi chiếm được miền Nam mà quí vị cán bộ cộng sản cũng có được cách “lý giải” tương tự thì thì Mai Thảo, Hoàng Anh Tuấn … đã không phải bỏ thân nơi đất lạ. Vũ Đức Nghiêm cũng đã tránh được những giây phút bơ vơ, ngơ ngác, lạc lõng ở xứ người. Và Trúc Phương thì chắc chắn vẫn sẽ còn ở lại với chúng ta, vẫn có những đêm khắc khoải buồn vào hồn không tên, thay vì nằm chết cong queo trong đói lạnh- trên một manh chiếu rách – với tài sản duy nhất còn lại chỉ là một đôi dép nhựa.

Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá đắt mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tội ác!

(5.2.2012)

Share this:

  • Click to email a link to a friend (Opens in new window)
  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Facebook (Opens in new window)
  • Click to share on Tumblr (Opens in new window)

Like this:

Like Loading...

Related

Posts navigation

← 10000 Singing Beethoven
Houston-Tình Ca Muôn Thuở →
  • Tìm kiếm

  • Hình ảnh

    https://dangkhanhmusics.files.wordpress.com/2011/12/profileimg_cropped.jpg
  • Nhạc sĩ Đăng Khánh
  • Video mới

    • Tình-Khúc Thứ Nhất – Tuấn Ngọc
    • Giọt Lệ Cho Ngàn Sau – Trần Thu Hà
    • Khúc Thuỵ-Du – Vũ Khanh
    • Từ Giọng Hát Em – Khánh Hà
    • Mắt Em Vương Giọt Sầu – Tuấn Ngọc
    • Ơn Em – Từ Công Phụng
    • Đời Đá Vàng – Khánh Hà
    • Một Tình Yêu – Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào – Trần Thu Hà
    • Buồn Tàn Thu – Ngọc Hạ
    • Biển Sầu Mênh-Mông – Trần Thu Hà
    • Chiếc Lá Cuối Cùng – Khánh Hà
    • Nỗi Lòng – Tuấn Ngọc
    • Người Đi Qua Đời Tôi – Vũ Khanh
  • Trang Facebook

    Trang Facebook
  • Bài viết mới

    • https://www.youtube.com/watch?v=SbI0KH8Pw8c&list=UUaMNB3vVe43V65Qs18qou5w&index=3
    • Sinh Hoạt Văn Nghệ
    • Đăng Khánh-Từ Công Phụng Concert at San Jose
    • VOVN Radio 10th Anniversary Concert
    • Playlist: Nhạc Đăng Khánh
    • Playlist: Đăng Khánh – Most viewed
    • Misty by Đăng Khánh
    • Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng từ trần
    • Văn-Học & Nghệ-Thuật (2014/09/06) – Phương Hoa & Từ Công Phụng
    • Quỳnh Giao ra đi, tiếng hát cùng nỗi ngỡ ngàng ở lại
    • Đừng Gọi Tên Em Nữa (And Never Again)- Đăng Khánh – (Thơ Nguyễn Hữu Nghĩa) -Trần Thu Hà
    • Saigon Buồn Cho Riêng Ai? – Đăng Khánh – Nguyên Khang
    • Ta Muốn Cùng Em Say – Đăng Khánh – Nguyên Khang
    • Sàigòn Buồn Cho Riêng Ai – Đăng Khánh – Nguyên Khang
    • Cánh Hoa Xưa – Đăng Khánh – Bích Vân
  • Chủ-đề

    70 Năm Tình-Ca 1966 Album Anh Ngọc Audio Bài Viết Bốn Phương Bài Đăng Khánh Bản nhạc Concert Cung Tiến Diễm Xưa Du Tử Lê Duy Trác Dù Nghìn Năm Qua Đi Concert Elvis Phương Em Ngủ Trong Một Mùa Đông Giai-Thoại Giữ Đời Cho Nhau VOVN Radio Concert Houston Hoài Nam Hoàng Công Luận Hà Thanh Hình Ảnh Hương Giang K.Khúc của Lê Karaoke Khánh Hà Kim Tước Lyrics Lời nhạc Mai Hương Music Sheet Nghe Nhạc Nghệ-Sĩ Như Cánh Vạc Bay Concert Nhạc Chọn Lọc Nhạc Khó Tìm Nhạc Thính-phòng Nhịp Cầu Năm 1992 Năm 2000 Năm 2008 Năm 2010 Phương Hoa Quỳnh Dao San Jose Sinh-hoạt Soundtracks Thu Hà Thái Hiền Tiếng Nhạc Tâm-Tình Concert Tiễn Em Chiều Mưa Truyện Ngắn Trần Thu Hà Trịnh Công Sơn Tuấn Ngọc Tác-Giả Tân-Nhạc Việt Nam Tình Ca Muôn Thuở Concert Tình Production Từ Công Phụng Video Video Nhạc Trẻ Chọn Lọc VOVN VOVN Concert VOVN Radio Văn Cao Vĩnh Lạc Vũ Khanh Ý Lan Đoàn Thế-Ngữ Đoàn Thế Ngữ Đăng Khánh Đăng Khánh - Từ Công Phụng Concert at San Jose Đố Nhạc
  • Enter your email address to follow this blog and receive notifications of new posts by email.

    Join 34 other subscribers
  • Nội-dung

    • Autumn Concert-Hoàng Công Luận & Friends: Những ngôi sao âm nhạc
    • Hình Ảnh
    • Karaoke Nhạc Đăng Khánh
    • Liên-Lạc
    • Love Concert at Rose Center, Westminster, CA
    • New Albums Released
    • Nhạc Đăng Khánh
      • Các Bản Nhạc Đăng Khánh
      • Lời Nhạc Đăng Khánh
      • Mua Nhạc Đăng Khánh
      • Nghe Nhạc Đăng Khánh
      • Video Nhạc Đăng Khánh
    • Nhịp Cầu
      • 70 Năm Tình-Ca – Hoài Nam
      • Bài Viết Bốn Phương
      • Bài Viết về Âm Nhạc Đăng Khánh
      • Video Chọn Lọc
    • Sinh-Hoạt
      • 35 năm Báo Người Việt
      • Hội-hoạ Du Tử Lê
      • Sinh-Hoạt Nhạc Thính-Phòng
      • Sinh-Hoạt Suối Nhạc
      • Sinh-Hoạt Văn-Học Nghệ-Thuật
      • Văn-Nghệ Thân-Hữu
      • VOVN Concerts – Audio
    • Tiểu-sử
    • Tình Ca Muôn Thuở VOVN Radio Concert 2012
    • VOVN Concert 2012 & 2016 & 2008
    • VOVN Concerts – Video
    • VOVN Radio
      • Âm-Thanh & Ngôn-Từ
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2002
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2003
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2004
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2005
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2006
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2007
        • VOVN-Âm-Thanh & Ngôn-Từ – 2008
      • Chuyện Kể Lúc Hoàng-Hôn
      • Có Những Niềm Riêng
      • Nhạc Chọn Lọc
      • Nhạc Chủ-Đề
      • Tác-Giả & Giai-Thoại
      • Thao-Thức Với Quê-Hương
      • Theo Chân Nghệ-Sĩ
      • Tiếng Chuông Tỉnh Thức
      • Truyện Ngắn Chọn Lọc
      • Văn-Học Nghệ-Thuật Truyền-Thanh
      • Đố Nhạc
      • Đọc Sách
      • Đọc Truyện Hay
    • Đăng Khánh và Âm Nhạc
    • ĐăngKhánhMusics.com
    • Đêm Nhạc Tình Ca Từ Công Phụng – Houston.Texas
  • Thư-Mục

  • Toàn bộ

Blog at WordPress.com.
  • Follow Following
    • Đăng Khánh
    • Join 34 other followers
    • Already have a WordPress.com account? Log in now.
    • Đăng Khánh
    • Customize
    • Follow Following
    • Sign up
    • Log in
    • Copy shortlink
    • Report this content
    • View post in Reader
    • Manage subscriptions
    • Collapse this bar
%d bloggers like this: