(Lệ Buồn Nhớ Mi -Thơ Du Tử Lê, Nhạc ĐăngKhánh)
Vâng, Nói như vậy, vì tôi đã đọc những lời trong dòng nhạc của ông, và đã nghe các ca sĩ trình bày những dòng nhạc ấy để rồi đưa ra những nhận xét sau đây về nhạc Đăng Khánh.
Nói tổng quát, những từ ngữ dùng trong nhạc của ông thật chọn lọc, xuất sắc, chuyên chở một nội dung phong phú, mà ít thấy có ở các nhạc sĩ khác. Những từ ngữ ấy chỉ thấy ở thi ca chứ không mấy khi có ở dòng nhạc .
Như bốn câu trong bài Tiễn Em Chiều Mưa:
Sao em nỡ quay đi
Tình đang lúc xuân thì
Một đời sao bỗng vắng
Cuộc tình không lối đi.
Tình đang xuân mà vì em quay mặt nên đời trống vắng khiến tình đành đoạn.
Để rồi: Tình đã chết trong nhau
mà : Vẫn mơ phút ban đầu.
Có quá lãng mạn không? Hay sự thực là thế cho một cuộc tình lỡ ?!
Trong bài Yêu Dáng Em Xưa:
Một chiều môi khẽ trao
Nghe cây lá xôn xao .
Người thi sĩ nào có tài lắm cũng chỉ diễn tả được đến thế là cùng ! Chữ dùng quá giản dị mà nói lên được hết cảm xúc, rung động của lòng mình khi được hôn người mình yêu ! Cây lá xôn xao hay lòng mình xôn xao khi trao nụ hôn ?!
Trong bài Cánh Hoa Xưa
Câu cuối của đoản khúc đầu
Cánh hoa xưa với vòng tay cũ – đã xa muôn trùng.Và câu cuối ở đoản khúc cuối
Vẫn sông xưa vẫn dòng nước cũ – ước mơ phai tàn.
Quá ăn khớp với nhau, và lại đối xứng thật tuyệt !
Trong bài Hạt Mưa Bay Cuối Đời :
Máu tôi từ em đưa tới . Cho đến:
Máu em chung trong tim tôi. Để rồi :
Nhớ nhau đêm không qua mau.
Vậy mà, cuối cùng:
Này em ơi . Nụ hôn xưa đau thương một đời. Thì quả là ai oán !
Trong bài Mắt Em Vương Giọt Sầu
Ngày chưa đi, tiếng hát bỏ câu thề (đoản khúc đầu).
Ngày chưa hết, cũng như tình chưa tàn. Vậy mà lời thề đã lỗi nhịp. Buồn biết mấy ! Để rồi :
Nghe gió về vin cửa gọi đơn côi (câu cuối bài).
Còn buồn nào hơn thế nữa !
Riêng câu cuối này, nếu không có hồn thơ, nếu không là thi sĩ có hạng, thì không thể nào “buông” được một câu “ tượng hình” độc đáo đến như vậy !
Điểm sơ cách dùng chử/lời trong nhạc Đăng Khánh, người ta thấy ý nghĩa mỗi chữ, mỗi câu thật thâm trầm, súc tích. Vì nhạc sĩ Đăng Khánh có hồn thơ, và vì nhạc sĩ Đăng Khánh còn là thi sĩ !
CÁCH TIẾT TẤU (MELODY) TRONG NHẠC ĐĂNG KHÁNH
Về cách tiết tấu trong nhạc Đăng Khánh, tôi không thể diễn tả bằng lời nói hay bằng những dòng chữ được. Vì đấy là âm thanh, mà âm thanh phải nghe mới cảm nhận được.
Tuy nhiên, có thể nói nhạc Đăng Khánh mang một sắc thái lạ, đặc biệt và độc đáo trong tiết tấụ Mà nổi bật nhất là ở những lúc chuyển âm từ câu này sang câu khác, hoặc từ đoản khúc này sang đoản khúc kia (transitions). Đăng Khánh dẫn người nghe nhạc của ông tới những cung điệu mà họ không thể, hoặc khó có thể ngờ tới là âm điệu dòng nhạc, câu ca lại đổi thay lạ lùng như thế.
Trong bài Yêu Dáng Em Xưa
Đoản khúc đầu 4 câu. Nhạc chậm rãi, thong thả:
“ Rồi một chiều em như bóng mây … rã rời đắm say “
Khi chuyển qua đoản khúc thứ hai (“ môi em thơ ngây …”) trở đi, thì điệu nhạc nhẹ nhàng, hơi nhanh, cho đến câu:
“ Rồi ngày mai có nhaụ. Tình hồng lên vết sâu “ nhạc nổi cao vút, tha thiết cho đến câu :
“ Cho kiếp sau còn thấy nhau” thì nhạc xuống cung trầm đầy đắm say !
Hoặc ở bài Biển Sầu Mênh Mông
Thì nghệ thuật chuyển âm của Đăng Khánh đã đạt tới mức tuyệt đỉnh.
Có 5 đoản khúc trong bài nàỵ Có thể nói mỗi đoản khúc là 1 bài nhạc ngắn. Vậy mà tài tình thay những lúc chuyển âm qua mỗi đoản khúc trong tiết tấu, nó đã không làm ngắt quãng các dòng nhạc, mà lại làm tăng sự liên kết giữa chúng với nhau, khiến bản nhạc đạt đến sự nhất trí (unique) từ đầu đến cuối !
Ở đoản khúc đầu : Hai câu đầu nhạc đi chậm. Câu thứ ba hơi nhanh. Tới câu 4 khá dồn dập để câu 5 chậm hẳn khiến người nghe mang cảm xúc bâng khuâng .
Ở đoản khúc hai : Nhạc cũng chậm ở 2 câu đầụ Từ câu 3 và 4 nhanh hơn. Đến câu 5 và 6 dồn dập hẳn lên. Cho đến câu “ giữa một biển sầu “ nhạc xuống thật thấp, ngân dàị. Rồi ngay sau đó 2 chữ “ mênh mông “ nốt nhạc đưa lên nhẹ vút, làm người nghe mang theo nỗi buồn như vô cùng tận !
Ở đoản khúc cuối (2 câu cuối): Câu:” Hỏi em, em nhớ gì không ? “ nhạc xuống cung trầm, thì ngay câu sau: “ Hỏi em, em có buồn … không ? “ Giọng đổi lên cao vút, khiến người nghe đượm nỗi buồn man mác, khó tả !
Nói chung, tiết tấu trong nhạc Đăng Khánh là một kỳ công. Âm thanh trong dòng nhạc ĐăngKhánh đưa người thưởng ngoạn theo cung bậc thang âm phù thủy của ông. Nó làm người thưởng thức như say, ngây ngất khi cung điệu bản nhạc được tấu lên qua những giọng ca trữ tình.
Nhạc của Đăng Khánh, từ lời ca cho đến tiết tấu là sự hài hoà, ăn khớp với nhaụ Nó làm người thưởng ngoạn có cảm giác êm ái mà không ướt át; buồn man mác mà không uỷ mị; bâng khuâng muốt tiếc mà không u-uất. Ở nhạc Đăng Khánh, người ta còn thấy cái gì thiết tha lẫn say đắm. Đấy là những đặc tính cá biệt trong dòng nhạc của ông.
Qua tiết tấu, người ta xếp nhạc Đăng Khánh thuộc loại sang, quý phái và mang tính chất bán cổ điển. Nhận định này không saị Tuy nhiên, Đăng Khánh có lúc còn vượt ra ngoài sự đánh giá ấy, như ở 3 bài sau đây:
– Đến Em Chiều Qua
– Ly Càfé Buổi Sáng
– Đừng E-mail Điên Cuồng
mà âm điệu nhẹ nhàng, dễ thương có lẫn vui tươi, được rất nhiều người ưa thích .
Gia tài nhạc Đăng Khánh không đồ sộ so với nhiều nhạc sĩ khác. Nhưng chỉ với một CD Dù Ngàn Năm Qua Đi (Duy Cường hoà âm, Tuấn Ngọc hát) cũng đủ làm nên tên tuổi cho người nhạc sĩ tài hoa này; 10 bản nhạc chọn lọc trong Album ấy đã thật xứng đáng là những tuyệt phẩm để đời của tác giả
Ở nhạc Đăng Khánh, mỗi chữ, mỗi câu, mỗi dòng nhạc được đẽo gọt công phu từ lời đến ý để đưa những rung cảm của lòng mình phổ vào các thang âm cho đời thưởng ngoạn. Đăng Khánhthật sự đã làm giàu thêm cho nền âm nhạc Viet Nam qua các tác phẩm trân quý của ông.
San Jose, May,2010